Bài tập về cảm thụ nghệ thuật số 05- draft

Category : Cảm thụ cái đẹp | Sub Category : Nghệ thuật Posted on 2024-07-19 22:39:28


Bài tập về cảm thụ nghệ thuật số 05- draft


  Sau buổi học 7 về cảm thụ nghệ thuật, nhân tiện tham gia hội trường của con trai ở sân khách sạn Daewoo nên đã quyết định ngó các tranh treo tại sảnh khách sạn để thực hành.

  Quả là khách sạn nổi tiếng nên thấy một bộ nguyên tranh trừu tượng 4 bức khổ to choáng váng luôn. Cả 4 bức trừu tượng này đều được sáng tác năm 1996. 3 bức sơn dầu, 1 của Nguyễn Thành Chương, 2 của Lê Công Thành, là 2 hoạ sĩ có được nghe tên tuổi chứ thực sự chưa biết tí gì về tranh của họ. Bức thứ 4 là sơn mài của hoạ sĩ Trần Quốc Chiên hay Chiến? vì họ ghi tên tiếng anh ko có dấu, đánh máy chứ không phải in và còn sai cả tên địa phương >;< ;  mình cũng không biết gì về hoạ sĩ này luôn. Google cũng không thấy thông tin.
  Sau khi xem cả 4 bức tranh thì nhận thấy 3 bức sơn dầu đều có tên là "Trừu tượng“ (Abtract), đã sử dụng cả kiến thức được học, cũng như để cảm giác tự nhiên thoải mái mà không thấy được gì nên đã bỏ cuộc. May thay bức cuối cùng vừa nhìn cái đã thấy nội dung thầy dạy trong bài số 7 và thêm nữa đó dù là tranh trừu tượng nhưng có ghi tên là "Văn hoá"(Culture) nên ít nhiều cũng có cái Key để khai mở sự nhìn và thấy trong thưởng thức.



  Không thể đủ phông kiến thức nên khó có thể hiểu hết những gì tác giả thể hiện nhưng cũng gọi là tàm tạm phân tích vài điểm.

   Trong tranh có những mô típ như hình tròn, bán nguyệt, thanh chữ nhật dài, cây giáo, các vạch song song. Tất cả các mô típ này đều có đường nét gợi nhớ hội hoạ người nguyên thuỷ văn hoá đồ đá. 
   Mô típ thanh chữ nhật dài, chủ yếu là cụm phía trên cùng 3 thanh phía dưới góp phần phụ thêm vào hướng đi chéo từ dưới bên trái lên phía trên bên phải của tiến trình phát triển của cụm trung tâm đường chéo của bức tranh. Cái đó mình cho là tiến trình phát triển văn hoá. Khởi điểm là hai chiếc lá xanh và đỏ bên trong vùng tối đen rồi nhân âm dương khởi sinh ra bán nguyệt tiến triển chéo lên 4 cái đồng dạng liên tiếp. Mô típ bán nguyệt này bên trong nó có các vạch đồng mức như là thể hiện các lớp lang về văn hoá vậy. Kết hợp với đó là mô típ cây giáo với 4 cây song song tương ứng với 4 bán nguyệt.

   Mũi giáo khởi đầu thô sơ với đầu mũi bình hành không cân đối như cái thứ 2 phía trên là mũi bình hành đã cân đối, thậm chí xuất hiện  phần đuôi giáo là giọt nước rất cân đối. Giọt nước này nằm luôn trên mỏ con chim, tự nhiên thấy liên quan đến con chim trong hoạ tiết người Việt cổ,dù tra google lại thì hoạ tiết trên trống đồng khác, nhưng mình tin là tác giả muốn đánh dấu mốc văn hoá người Việt cổ qua hình tượng con chim này.(đến đây nhớ đến bài số 1 thầy dạy về văn minh, văn hoá)

     Tiếp theo đến cụm hoạ tiết bán nguyệt-cây giáo thứ 3 ngay sau đầu con chim thì hình bán nguyệt cũng như đầu mũi giáo đã phát triển to hơnnhưng giọt nước ở đuôi giáo đã mất, và phục hồi ở cụm thứ 4 sau đó; thân cây giáo cũng bị mờ 1 đoạn để thấy rằng giai đoạn mất mát, phôi phai đã có. Điều này là hệ quả của việc xảy ra ngay phía trên đầu con chim, trong vùng mầu trắng ở cụm mô típ 4 thanh chữ nhật đang hàn gắn vá lại sự đứt gẫy( đường dích dắc). 4 thanh song song dịch lên phía trên cũng thể hiện sự kết nối tiếp tục sau hàn gắn là từ vùng trắng sang vùng vàng sáng lên.

Quay lại sự phát triển nối tiếp của cụm mô típ bán nguyệt-cây gáo thứ 4 này là sự thăng hoa tuyệt đẹp luôn. Bán nguyệt cũng như cây giáo lớn hơn, đường nét mũi giáo và giọt nước ở đuôi to và cân đối nhất.

Hình bán nguyệt hoàn hảo tuyệt vời hơn bởi bạn hãy nhìn phần trống của bán nguyệt, đường biên thay vì cắt 1 đường thẳng như 3 hình trước thì nó là 1 nét lượn sóng do một màu, mình cho là màu phù sa của văn minh châu thổ, tràn vào. Để ý chút ở góc 10h đến 12h phù sa tràn tạo mép khớp với bán nguyệt để xu hướng thành hình tròn nhé, chính xác là 1 hình tròn hiện từ góc 4h đến 12h.

Tuy nhiên sẽ là luôn hướng đến sự hoàn hảo sẽ là là điều đẹp nhất chứ không phải là sự tròn trịa đã phải có.

Nằm bên trong miền phù sa rộng lớn trải dài ra tận biển Đông là một vùng mênh mông tối đen cần khám phá, lại một lần nữa đuôi cây giáo được đạt lên vùng đen như ở cụm thứ 2 với con chim.Trong vùng đen này thực sự mới có hình tròn hoàn hảo chính giữa, như là nhân với bán nguyệt đã được 3D hoá.

Vùng đen cũng lặp lại thời điểm còn trong điện ảnh thì mình được biết một số phim sử dụng thủ pháp điện ảnh này

(Cũng nói thêm chút về khoảng lấp ban đầu ở gốc bức tranh bên dưới góc trái tạo nên cái mình gọi là sự kết thúc hoàn hảo chăng.

Không biết trong hội hoạ có không, ánh bạc với 2 cụm lấp lánh vàng mà chất liệu sơn mài thể hiện đó tác giả có ý khởi từ biển Đông.


Đi về các chi tiết khác như quẻ bát quái thì không rõ kiểu cách điệu thể hiện gì, mình chỉ cho là có trải qua ảnh hưởng văn hoá Trung hoa

nhưng nó đi đôi với sự chết chóc(bộ xương cá liền bên dưới) để phát triển lên.

Cụm mô típ góc phải bên dưới và góc trái bên trên thì chưa thể hiểu được, với mình thực sự còn trừu tượng tượng quá.

Phía trên cùng bên phải trong vùng đen là con nòng nọc chui vào bọc trăm trứng vàng thực sự ấn tượng nhưng chứ hiểu các vạch râu và tóc là ý gì, cũng lặp lại ở đuôi con chim trông như đuôi cá mà không hiểu tại sao!

Leave a Comment: